Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2018

Qui Trình Bảo Trì Hệ Thống Điện Cơ
Qui Trình Bảo Trì Hệ Thống Điện Cơ
Dịch vụ bảo trì hệ thống điện cơ chuyên nghiệp dành cho các doanh nghiệp như: bệnh viện, trường học, nhà hàng, khách sạn, quán ăn, cao ốc văn phòng… Nhằm giúp Khách hàng cắt giảm được chi phí vận hành, giảm tổn hao, tăng tuổi thọ cho thiết bị máy móc, dự phòng trước các hỏng hóc, giúp khách hàng tập trung vào công việc sản xuất chính và năng cao hiệu quả sản xuất.
Qui Trình Bảo Trì Hệ Thống Điện Cơ

Nhân viên công ty đang bảo trì hệ thống cơ điện tòa nhà

Chúng tôi cung cấp dịch vụ bảo trì hệ thống cơ điện theo các hình thức sau:

– Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống cơ điện định kỳ theo thời gian ấn định ( phụ thuộc vào qui mô,  tính chất hoạt động của doanh nghiệp hoặc theo yêu cầu.)

– Cung cấp đội ngũ nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống cơ điện làm việc trực tiếp tại trụ sở của quý doanh nghiệp.

Tại sao phải chọn Sonus Việt Nam nhà bảo trì hệ thống cơ điện chuyên nghiệp

– Với đội ngũ kỹ sư nhiều kinh nghiệm trong lãnh vực liên quan.
– Tư vấn tận tình, hướng dẫn sử dụng hệ thống, trang thiết bị một cách hiệu quả, an toàn và tiết kiệm với dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp nhất
Qui Trình Bảo Trì Hệ Thống Điện Cơ

– Đội ngũ nhân viên kỹ thuật được đào tạo kỹ năng làm việc chuyên nghiệp.

– Làm việc theo qui trình đúc kết từ kinh nghiệm thực tế và các tiêu chuẩn quốc tế.

– Tiết kiệm chi phí, thời gian.

– Hạn chế rủi ro, sự cố ở mức độ thấp nhất.

– Độ an toàn và bảo vệ của hệ thống cao.

– Tư vấn lắp đặt và sử dụng điện, trang thiết bị điện một cách hiệu quả, an toàn và tiết kiệm.

– Không còn lo ngại về quản lý và giám sát kỹ thuật.

Danh mục bảo trì hệ thống cơ điện tòa nhà gồm:

1. Hệ thống điện.

2. Hệ thống cấp thoát nước.

3. Hệ thống PCCC.

4. Hệ thống điều hòa không khí.

5. Hệ thống quạt thông gió.

Giải pháp của công ty chúng tôi là gì là gì?

– Lần đầu tiên chúng tôi vận dụng tiêu chuẩn quốc tế IEC 60364 về thiết kế và lắp đặt hệ thống điện tòa nhà vào kỹ thuật bảo trì.

– Kiểm tra đánh giá toàn bộ hệ thống cơ điện tòa nhà

nhằm lên kế hoạch và các phương pháp bảo trì phù hợp

– Xây dụng qui trình quản lý, sửa chữa, bảo trì và vận hành hệ thống một cách tối ưu.

– Kiểm tra và đo đạc các thông số kỹ thuật thường xuyên để định hướng sửa chữa kịp thời.

– Thiết lập nhật ký kiểm tra, theo dõi, sửa chữa và thay thế các trang thiết bị và hệ thống kỹ thuật đúng thời hạn.

– Khắc phục nhanh các sự cố về cơ điện.

– Lên kế hoạch bảo trì trang thiết bị theo định kỳ.

– Tư vấn, điều chỉnh phụ tải hoạt động hợp lý để tiết kiệm điện năng.

– Quản lý nhân viên, phân công, giám sát, kiểm tra mức độ hoàn thành công việc.

Quý khách hàng quan tâm đến dịch vụ bảo trì hệ thống cơ điện chuyên nghiệp của chúng tôi. Hãy liên hệ với chúng tôi tại để chúng tôi tư vấn cũng như báo giá tốt nhất cho quý khách.

Để biết thêm các quá trình bảo trì các hệ thông điện khác truy cập tại :https://thietbidienspot.blogspot.com/

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2018

QUY TRÌNH  LẬP KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA THIẾT BỊ ĐIỆN TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN TRUYỀN TẢI
QUY TRÌNH

LẬP KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA THIẾT BỊ ĐIỆN TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN TRUYỀN TẢI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 08 /QĐ-ĐTĐL ngày 14 tháng 03 năm 2013 của Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy trình này quy định trình tự, thủ tục lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị lưới điện và nhà máy điện trong hệ thống điện truyền tải.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1.  Đơn vị truyền tải điện (Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia).

2.  Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện (Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia).

3.  Đơn vị phân phối điện (các Tổng công ty điện lực).

4.  Đơn vị phát điện.

5.  Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải.

6.  Tập đoàn Điện lực Việt nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1.     Bảo dưỡng, sửa chữa là công tác đại tu, trung tu, tiểu tu, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, trong đó bao gồm cả công tác vệ sinh công nghiệp, thí nghiệm định kỳ các thiết bị… với yêu cầu cắt điện toàn bộ, cắt điện một phần hoặc không cắt điện (sửa chữa nóng) thiết bị điện cần sửa chữa.

2.     Cấp điều độ có quyền điều khiển là cấp điều độ có quyền chỉ huy, điều độ hệ thống điện trong phạm vi quản lý của mình, bao gồm điều độ hệ thống điện quốc gia, hệ thống điện miền và hệ thống điện phân phối.

3.     Đánh giá an ninh hệ thống là việc đánh giá độ ổn định và an toàn cung cấp điện căn cứ theo cân bằng giữa công suất, điện năng khả dụng của hệ thống và phụ tải điện dự kiến của hệ thống có tính đến các ràng buộc trong hệ thống điện và yêu cầu dự phòng công suất trong một khoảng thời gian xác định.

4.     Đánh giá an ninh hệ thống ngắn hạn là đánh giá an ninh hệ thống điện được thực hiện hàng ngày cho từng giờ của 14 ngày tiếp theo kể từ thời điểm đánh giá.

5.     Đánh giá an ninh hệ thống trung hạn gồm đánh giá an ninh hệ thống điện năm được thực hiện hàng năm cho 02 năm tiếp theo, đánh giá an ninh hệ thống điện quý được thực hiện hàng quý cho 12 tháng tiếp theo và đánh giá an ninh hệ thống điện tuần được thực hiện hàng tuần cho 08 tuần tiếp theo kể từ thời điểm đánh giá.

6.     Đăng ký bảo dưỡng, sửa chữa là đề nghị về việc bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị của Đơn vị phát điện, Đơn vị truyền tải điện, Đơn vị phân phối điện, Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải gửi đến cấp điều độ có quyền điều khiển.

7.     Đơn vị phát điện là đơn vị điện lực sở hữu các nhà máy điện đấu nối với lưới điện truyền tải hoặc các nhà máy điện có công suất đặt trên 30MW đấu nối vào lưới điện phân phối.

8.     Năm Y là năm vận hành thực tế.

9.     Ngày D là ngày vận hành thực tế.

10.  Phiếu đăng ký công tác là phiếu đăng ký tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa của Đơn vị truyền tải điện, Đơn vị phát điện, Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải gửi đến Cấp điều độ có quyền điều khiển.

11.  Tháng M là tháng vận hành thực tế.

12.  Tuần W là tuần vận hành thực tế.

Điều 4. Quy định chung về việc lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa

1.  Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị lưới điện và nhà máy điện được lập cho các giai đoạn: 02 năm tiếp theo, 12 tháng tới, 01 tháng tới, 01 tuần tới và 01 ngày tới.

2.  Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị lưới điện và nhà máy điện được lập trên cơ sở lịch đăng ký vận hành và kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị lưới điện, nhà máy điện của Đơn vị truyền tải điện, Đơn vị phát điện, Đơn vị phân phối điện, Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải và phải được tính toán cân đối trong toàn bộ hệ thống điện quốc gia theo các nguyên tắc sau:

a) Đảm bảo vận hành an toàn, ổn định, tin cậy và kinh tế toàn hệ thống;

b) Cân bằng công suất nguồn phát, phụ tải, có đủ lượng dự phòng công suất, điện năng và các dịch vụ phụ trợ cần thiết để đảm bảo an ninh cung cấp điện toàn hệ thống;

c) Tối ưu việc phối hợp bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị lưới điện và nhà máy điện với các ràng buộc về điều kiện thủy văn, yêu cầu về tưới tiêu, phòng lũ và cung cấp nhiên liệu sơ cấp cho phát điện;

d) Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa ngắn hạn phải được lập dựa trên Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa dài hạn;

đ) Đảm bảo độ dự phòng (công suất, sản lượng) cao nhất có thể trong các giờ cao điểm. Ưu tiên bố trí sắp xếp bảo dưỡng, sửa chữa vào những ngày có biểu đồ phụ tải thấp hoặc vào những giờ thấp điểm trong ngày;

e) Hạn chế tối đa việc ngừng, giảm cung cấp điện của hệ thống điện; hạn chế bố trí bảo dưỡng, sửa chữa vào các thời điểm có sự kiện chính trị, văn hoá, xã hội đặc biệt.

3.  Trách nhiệm của các đơn vị trong việc lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa:

a) Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị lưới điện và nhà máy điện trong hệ thống điện truyền tải bao gồm kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện truyền tải, các nhà máy điện đấu nối với lưới điện truyền tải và các nhà máy điện có công suất đặt trên 30MW đấu nối vào lưới điện phân phối phục vụ cho việc lập kế hoạch vận hành hệ thống điện truyền tải theo trình tự quy định tại Phụ lục 10 Quy trình này.

b) Đơn vị truyền tải điện, Đơn vị phát điện, Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải phải tuân thủ hướng dẫn và kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị lưới điện và nhà máy điện do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện lập.

c) Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải đánh giá mức độ ảnh hưởng của kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị lưới điện và nhà máy điện do Đơn vị truyền tải điện, Đơn vị phát điện, Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải đăng ký đối với an ninh cung cấp điện theo Quy trình đánh giá an ninh hệ thống điện trung hạn và ngắn hạn.

Điều 5. Thứ tự ưu tiên tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa

Khi xem xét tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa, Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây:

1. Tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa cho nhà máy điện có mức ưu tiên cao hơn cho lưới điện truyền tải.

2. Tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa của các nhà máy điện được ưu tiên thực hiện theo nguyên tắc tối thiểu chi phí mua điện toàn hệ thống.

3. Trường hợp có hai hoặc nhiều yêu cầu tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa nhà máy điện có cùng ảnh hưởng đến giá phát điện tới khách hàng sử dụng điện cuối cùng thì yêu cầu nào đưa trước sẽ có thứ tự ưu tiên cao hơn.

Điều 6. Từ chối yêu cầu tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa

1.  Trong quá trình lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị lưới điện và nhà máy điện, Cấp điều độ có quyền điều khiển có quyền từ chối yêu cầu tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa trong trường hợp việc tách thiết bị này dẫn đến vi phạm yêu cầu an ninh cung cấp điện và phải nêu rõ lý do từ chối.

2.  Trước khi từ chối yêu cầu tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa, Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm thực hiện thứ tự ưu tiên tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa theo quy định tại Điều 5 Quy trình này.

3.  Căn cứ thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 5 Quy trình này, Cấp điều độ có quyền điều khiển có quyền từ chối yêu cầu tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa đến khi yêu cầu an ninh cung cấp điện được đảm bảo.

Điều 7. Các trường hợp thay đổi, điều chỉnh kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa

1. Thay đổi, điều chỉnh kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa theo đề nghị của Đơn vị truyền tải điện, Đơn vị phát điện, Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải trong các trường hợp:

a)  Việc thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị lưới điện và nhà máy điện theo kế hoạch đã được phê duyệt có thể dẫn đến mất an toàn vận hành của thiết bị hoặc vi phạm tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành của các thiết bị có liên quan khác;

b)  Xảy ra sự cố trên hệ thống điện dẫn đến không thể thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa theo kế hoạch đã được phê duyệt. Trong trường hợp này, việc sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị sự cố được kết hợp với kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa đã được phê duyệt;

c)  Xảy ra những sự kiện bất thường ảnh hưởng đến kế hoạch vận hành dự kiến (diễn biến bất thường về thủy văn, sự cố hoặc kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cung cấp nhiên liệu bị thay đổi…);

d)  Không thể thực hiện được kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị lưới điện và nhà máy điện do các nguyên nhân bất khả kháng.

2. Thay đổi, điều chỉnh kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa theo đề nghị của Cấp điều độ có quyền điều khiển để đảm bảo an ninh hệ thống điện trong các trường hợp:

a)  Tại bất kỳ thời điểm nào, khi nhận thấy có tín hiệu rủi ro làm suy giảm an ninh cung cấp điện;

b)  Trường hợp việc tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa dẫn đến vi phạm yêu cầu an ninh cung cấp điện.

Điều 8. Trình tự, thủ tục điều chỉnh kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa

1. Điều chỉnh kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy trình này:

a) Đơn vị truyền tải điện, Đơn vị phát điện, Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải có trách nhiệm giải trình lý do điều chỉnh và đăng ký lại kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa với Cấp điều độ có quyền điều khiển;

b) Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm xem xét giải trình của các đơn vị và điều chỉnh kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa phù hợp với đăng ký mới;

c) Trường hợp các lý do điều chỉnh không hợp lý, Cấp điều độ có quyền điều khiển có quyền yêu cầu các đơn vị này tiếp tục thực hiện đúng kế hoạch đã được phê duyệt.

2. Điều chỉnh kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Quy trình này:

a) Trên cơ sở đánh giá an ninh hệ thống điện, Cấp điều độ có quyền điều khiển thông báo và nêu rõ lý do từ chối kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa;

b) Các đơn vị chịu ảnh hưởng của việc từ chối kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa có quyền đề xuất sửa đổi kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa với Cấp điều độ có quyền điều khiển trong thời hạn 07 ngày;

c) Các đơn vị chịu ảnh hưởng có trách nhiệm đăng ký lại kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa với Cấp điều độ có quyền điều khiển ít nhất 48 giờ trước thời điểm thiết bị được tách ra khỏi vận hành, kể cả sửa chữa trong kế hoạch và ngoài kế hoạch sau khi đã điều chỉnh, sửa đổi;

d) Khi các điều kiện về an ninh hệ thống được đáp ứng, Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị để phê duyệt kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa sửa đổi.

Điều 9. Đăng ký tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa

1. Trước khi tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa, Đơn vị truyền tải điện, Đơn vị phát điện, Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải có trách nhiệm gửi Đăng ký kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa và Phiếu đăng ký công tác đến Cấp điều độ có quyền điều khiển phê duyệt.

2. Việc đăng ký tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa được phân loại như sau:

a) Đăng ký bảo dưỡng, sửa chữa theo kế hoạch là đăng ký tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa trên cơ sở kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa đã được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện lập;

b) Đăng ký bảo dưỡng, sửa chữa ngoài kế hoạch là đăng ký tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa không theo kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa đã được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện lập;

c) Đăng ký bảo dưỡng, sửa chữa đột xuất là đăng ký tách thiết bị đang vận hành trong tình trạng có nguy cơ dẫn đến sự cố để sửa chữa.

3. Phiếu đăng ký công tác được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 Quy trình này bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

a)  Tên các thiết bị cần được tách ra bảo dưỡng, sửa chữa;

b)  Lý do tách thiết bị ra bảo dưỡng, sửa chữa;

c)  Nội dung công việc chính;

d)  Thời gian dự kiến bắt đầu và kết thúc bảo dưỡng, sửa chữa;

đ) Thời điểm dự kiến thao tác tách thiết bị và đưa thiết bị trở lại làm việc;

e)  Các thông tin cần thiết khác.

Để cập nhật thông tin vui lòng truy cập tại
QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐIỆN

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐIỆN

1. Các nguyên nhân thường dẫn đến sự cố hệ thống điện:

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐIỆN


Hiện nay, sự rò rỉ, chập điện là nguyên nhân gây cháy nổ hàng đầu ở nước ta. Qua quá trình hoạt động trong lĩnh vực chúng tôi đúc kết được một số nguyên nhân gây nên sự cố rò rỉ, chập điện như sau:

-       Mạch điện chập chờn do đấu nối không kỹ, Băng keo cách điện không tốt, Quá tải trên đường dây. Dây mang tải là dây dẫn kém chất lượng.

-       Thiết bị bảo vệ xuống cấp.

-      Do côn trùng phá hoại.

a)  Phương hướng bảo trì và cách giải quyết :

 -      Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện, dây dẫn các mạch đấu nối.

 -      Kiểm tra tải trên từng đường dây dẫn khi mang tải, đúng với yêu cầu về tải trên từng đường dây.

-       Cân bằng hệ thống phase trên hệ thống điện 3 phase.

-       Thay thế những đoạn dây kém chất lượng hay những đoạn dây do côn trùng cắn phá.

-       Thường xuyên kiểm tra tải của các thiết bị đóng ngắt.

-       Thay thế và chỉnh sửa các thiết bị điện trong từng khu vực.

-       Thay thế các thiết bị (CB, MCB, MCCB), đấu nối không đúng quy cách vào mạng điện.

b)  Phương án khắc phục sự cố cháy nổ điện, đưa nguồn điện sử dụng an toàn trong thời gian làm việc của chung cư, cao ốc văn phòng :

 -     Cách ly khu vực chập điện.

-       Đưa các thiết bị khác hoạt động lại bình thường.

-       Phân tích nguyên nhân và đưa ra hướng giải quyết tốt nhất.

-       Thay thế và đưa thiết bị hoạt động lại bình thường.

-       Phân tích nguyên nhân và yêu cầu kiểm tra toàn bộ hệ thống. (Thường lỗi này xuất hiện ở thao tác đấu nối không đúng kỹ thuật của các thợ mới vào nghề.)



2. Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự cố hư hỏng Busway


QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐIỆN



      Busway được sử dụng rộng rãi và là thành phần không thể thiếu trong hệ thống điện của nhà máy, đặc biệt là các cao ốc. Busway càng khẳng định rõ hơn về chất lượng, độ an toàn mà sản phẩm này mang lại, điều này thật sự hiệu hiệu quả và tối ưu nhất khi ta có một kế hoạch lắp đặt, vận hành đúng kỹ thuật và bảo dưỡng đúng quy trình.

 Dịch vụ bảo trì:

- Xác định thời gian vận hành và chiều dài của hệ thống Busway để đưa ra phương án bảo dưỡng phù hợp.

- Thực hiện phương pháp bảo trì hiệu quả:

Thực hiện việc kiểm tra nhiệt độ (scan nhiệt) thanh Busway và đặc biệt tại các khớp nối, các Flugin box trong tình trạng Busway đang mang tải.
Phân tích kết quả scan nhiệt để đưa ra kế hoạch bảo trì cụ thể cho từng vị trí.
Tiến hành cắt điện, siết lực lại tại các khớp nối và các Flugin box theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
Vệ sinh thanh Busway, các khớp nối và các Flugin box bằng máy hút bụi và dung dịch chuyên dụng.
Đóng điện và scan nhiệt lại rồi so sánh với kết quả scan nhiệt lúc chưa bảo trì và xuất báo cáo kết quả bảo trì.
Note: Nên thực hiện việc bảo trì 1 lần trên 1 năm vận hành.
Kết quả Scan nhiệt Busway
Kiểm tra lực tại các khớp nối
Siết lực tại hộp nối cáp

Để biết thêm chi tiết về quá trình bảo trì hệ thống điện vui lòng truy cập tại 

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018

Qui Trình Bảo Trì Hệ Thống Điện Nhẹ
Qui Trình Bảo Trì Hệ Thống Điện Nhẹ
I. CÁC HỆ THỐNG ĐIỆN NHẸ:
1.1. Giới thiệu chung:
1.2. Mục đích của công tác bảo trì:
Công tác bảo trì nhằm duy trì những đặc tính kỹ thuật, công năng sử dụng củathiết bị, hệ thống nhằm đảm bảo công trình được vận hành và khai thác phù hợp yêucầu của thiết kế trong suốt quá trình sử dụng.
1.3. Hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác bảo trì:
Qui Trình Bảo Trì Hệ Thống Điện Nhẹ

 - Hồ sơ hoàn công công trình xây dựng (hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lý chấtlượng);
- Sổ theo dõi quá trình vận hành hoặc sử dụng của công trình;
- Quy trình bảo trì công trình xây dựng;
- Hồ sơ, tài liệu kiểm tra định kỳ công trình hoặc bộ phận, hạng mục công trìnhtrong thời gian khai thác sử dụng công trình;
- Các tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì công trình
1.4. Các tiêu chuẩn áp dụng:
- Luật Xây dựng Việt Nam
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
 - TCN 68-132:1998 
- Cáp thông tin kim loại dùng cho mạng điện thoại nội hạt -Yêu cầu kỹ thuật
 - TCN 68-140:1995
 - Chống quá áp, quá dòng để bảo vệ đường dây và thiết bịthông tin - Yêu cầu kỹ thuật
- TCN 68-149:1995
 - Thiết bị thông tin - Các yêu cầu chung về môi trường khíhậu
- TCN 68-161:1995
 - Phòng chống ảnh hưởng của đường dây điện lực đến các hệthống thông tin - Yêu cầu kỹ thuật
- TCVN 5830:1999
 - Truyền hình. Các thông số cơ bản- Thông tư số 08/2006/TT-BXD ngày 24 hàng năm 11 năm 2006 của Bộ Xâydựng. Hướng dẫn công tác bảo trì công trình xây dựng.
1.5. Mô tả chung Hệ thống điện nhẹ của công trình bao gồm các hệ thống:
- Hệ thống điện thoại (TEL)
- Hệ thống mạng nội bộ (LAN)- Hệ thống thông báo công cộng (PA)
- Hệ thống camera giám sát (CCTV)
- Hệ thống quản lý bãi đỗ xe (Car parking management system)
1.6. Qui trình bảo trì
1.5.1. Các bước thực hiện công tác bảo trìCông tác bảo trì được tiến hành thực hiện theo các bước sau đây:
Qui Trình Bảo Trì Hệ Thống Điện Nhẹ

Bước 1: Theo dõi, kiểm tra các thiết bị trong hệ thống. Xác định tình trạng củathiết bị. Đánh giá nguyên nhân hư hỏng và sự cố. Các công việc cụ thểđược thực hiện theo các hướng dẫn trong mục Nội dung bảo trì cáchệ thống. 
Bước 2: Trên cơ sở đánh giá nguyên nhân hư hỏng và sự cố của thiết bị, lập vàtriển khai công tác bảo trì, thay thế, sửa chữa các thiết bị bị hư hỏng.Bao gồm các nội dung như sau:- Lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng.- Lập dự toán kinh phí cho các công tác bảo trì, bảo dưỡng và thaythế các thiết bị- Tiến hành thực hiện theo kế hoạch đã lập.
Bước 3: Thẩm tra kết quả bảo trì:- Đánh giá và báo cáo kết quả bảo trì- Lưu hồ sơ, lưu giữ tất cả các giấy tờ liên quan đến công việc bảotrì hiện tại vào hồ sơ bảo trì và sổ theo dõi, làm tài liệu cho nhữnglần bảo trì sau :

Để biết thêm chi tiết về qui trình bảo trì vui lòng truy cập tại

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2018

Quy trình bảo trì hệ thống điện chiếu sáng

Quy Trình Bảo Trì Hệ Thống Điện Chiếu Sáng

Bảo trì và bảo dưỡng hệ thống điện chiếu sáng (O&M) là hoạt động nhằm giữ hệ thống chiếu sáng hoạt động ở mức độ tối ưu nhất trong suốt vòng đời của công trình. Với vai trò là một nhà thiết kế, lựa chọn của bạn có thể tác động tới việc sẽ dễ dàng hay khó khăn trong việc duy trì hệ thống chiếu sáng.
Thiết kế chiếu sáng chỉ tốt và có hiệu quả khi quá trình sử dụng hợp lý. Vận hành và bảo dưỡng một cách hợp lý là điều cần thiết nhằm đảm bảo hệ thống chiếu sáng hoạt động theo đúng mục đích thiết kế ban đầu trong suốt nhiều năm. Sao nhãng, lựa chọn thiết bị thay thế không hợp lý và hiểu biết không chính xác về hệ thống có thể triệt tiêu toàn bộ tính tiên tiến, hiệu quả của một thiết kế chiếu sáng tốt.
Chất lượng của hoạt động vận hành và bảo dưỡng được đánh giá thông qua sự hoạt động của toàn bộ hệ thống. Hệ thống cần phải phát ra lượng quang thông phù hợp cho từng không gian thích hợp trong khi vẫn sử dụng năng lượng điện ở mức nhất định đã được đề ra trong thiết kế chiếu sáng của công trình. Các đơn vị nghiệm thu thông thường sẽ thực hiện hoạt động đánh giá, kiểm tra này. Cùng với sự phát triển của công nghệ, hiệu quả hoạt động của hệ thống thậm chí còn có thể được tăng hơn so với mức thiết kế ban đầu.

Thời gian biểu

Một phần quan trong của chỉ dẫn vận hành và bảo dưỡng là đưa ra lịch trình/thời gian biểu cho hoạt động lau chùi thiết bị chiếu sáng, thay thế bóng đèn, đo mức năng lượng sử dụng và mức độ sáng của hệ thống. Việc đo đạc hiệu quả hoạt động nên được tiến hành hàng tháng hoặc ít nhất là hàng quý nhằm mang lại cho người vận hành đầy đủ dữ liệu để xem xét đâu là thời điểm hệ thống bắt đầu giảm khả năng vận hành.

Tính linh động

Khi người sử dụng tòa nhà lắp đặt các thiết bị theo ý riêng của họ, đây có thể là dấu hiệu cho thấy thiết kế chiếu sáng có thể không hoạt động đúng như thiết kế hoặc không được thiết kế để thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng hiện tại. Việc có tính linh động để làm việc cùng người sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của họ trong khi vẫn đảm bảo hiệu quả năng lượng. Điều này có thể đồng nghĩa với việc có những thay đổi trong thiết kế ban đầu hoặc giúp người sử dụng có thể lựa chọn thiết bị hiệu quả cho nhu cầu sử dụng riêng của họ.

Lau chùi

Việc giữ cho đèn và thiết bị chiếu sáng sạch sẽ có thể là yếu tố quan trọng nhất trong việc giữ hiệu quả làm việc cao cho hệ thống. Tuy nhiên, điều này lại thường xuyên bị bỏ quên. Tường, trần và các bề mặt được chiếu sáng cũng cần phải được làm sạch thường xuyên bởi ánh sáng phản chiếu lên các bề mặt này đôi khi có thể quan trọng không kém.
Lau chùi bóng đèn và thiết bị chiếu sáng bằng vải bông ẩm, mềm; bàn chải tĩnh điện mềm hoặc máy hút bụi công suất thấp.
Quy trình bảo trì hệ thống điện chiếu sáng

Quy trình bảo trì hệ thống điện chiếu sáng

Thay thế

Bóng đèn nên được thay thế không chỉ lúc chúng bị hỏng mà nên theo lịch trình nhất định dựa trên độ giảm chất lượng của bóng theo thời gian. Một vài loại bóng đèn có thể giảm tới 1/3 độ sáng ban đầu của nó chỉ trong vòng vài năm.
Quy trình bảo trì hệ thống điện chiếu sáng

Độ giảm độ sáng của một số loại bóng đèn theo thời gian

Khi thay thế bóng đèn, việc mua sắm số lượng lớn có thể giảm một cách đáng kể chi phí trong khi vẫn có được sản phẩm cùng chất lượng. Việc thay thế định kì cho phép có thể thực hiện được điều này.
Ngoài ra, cần phải tiêu hủy các bóng cũ đã được thay thế mọt cách hợp lý bởi nhiều loại đèn huỳnh quang, đèn phát điện có chứa thủy ngân. Các loại bóng này cần được xử lý cẩn thận nhằm tránh làm vỡ trong quá trình vận chuyển và cần được vận chuyển đến các trung tâm tái chế.
Với sự phát triển của công nghệ, hoạt động thay thế có thể đồng nghĩa với một cơ hội nâng cấp hệ thống. Chỉ dẫn vận hành và bảo dưỡng của hệ thống ban đầu cần phải được xem xét tới nhằm đảm bảo tính nhất quán về mặt mục đích sử dụng trước và sau khi nâng cấp. Sử dụng các đề xuất dựa trên con số xác thực thông qua các hoạt động như kiểm toán chiếu sáng để nâng cấp hệ thống. Ngoài ra, công nghệ bóng đèn mới thường đi kèm với công nghệ thiết bị chiếu sáng mới, do đó khi thay thế hệ thống chiếu sáng cần phải xem xét chi phí lắp đặt với mức năng lượng tiết kiệm được trong vòng đời sử dụng.

Hoạt động của hệ thống điều khiển chiếu sáng

Hệ thống điều khiển chiếu sáng thông thường hoạt động dựa trên các thiết bị hẹn giờ. Những thiết bị hẹn giờ này cần được đặt để phù hợp với thời gian biểu hoạt động cho từng không gian riêng biệt. Những thời gian biểu này thay đổi theo thời gian do người sử dụng thay đổi và do đó, lịch trình của hệ thống điều khiển cần phải được thay thế cho phù hợp.
Điều khiển chiếu sáng thông qua cảm biến như cảm biến người sử dụng hoặc cảm biến độ sáng cần phải được kiểm tra thường xuyên. Những cảm biến tắt hoặc bật đèn không đúng thời điểm thường được tắt đi bởi chính người sử dụng, do đó chúng không còn có khả năng làm việc nhiệm vụ của mình.

Biểu đồ

Biểu đồ hệ thống chiếu sáng và đi dây cần phải được xây dựng và cập nhật thường xuyên nhằm đảm bảo tính dễ hiểu cho hệ thống điều khiển chiếu sáng. Điều này không chỉ khiến việc tìm ra lỗi dễ dàng hơn mà còn giúp đưa ra kế hoạch, lịch trình thay thế và giúp cho quá trình nâng cấp hệ thống.
Những biểu đồ này nên cần đề cập tới cả thiết bị chiếu sáng, cảm biến, thiết bị điều khiển và cách các thiết bị này kết nối với nhau cũng như chỉ rõ ranh giới giữa các vùng có hệ thống điều khiển riêng biệt.
Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ tại
Quy trình bảo trì hệ thống điện chiếu sáng



Hotline :028 6922 1212

Quy trình bảo trì bảo dưỡng hệ thống

Quy trình bảo trì bảo dưỡng hệ thống điện

Hệ thống điện và thiết bị liên quan
Quy trình bảo trì bảo dưỡng hệ thống

1. Kiểm tra sơ bộ hệ thống:

– Sau khi nhận được yêu cầu về việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống từ phía khách hàng. Công ty sẽ điều động cán bộ kỹ thuật xuống hiện trường tiến hành kiểm tra hệ thống bằng những kỹ thuật thông thường của những kỹ sư có nhiều năm kinh nghiệm, nếu như việc kiểm tra thông thường vẫn chưa phát hiện lỗi thì chúng tôi sẽ tiến hành bước tiếp theo…
Quy trình bảo trì bảo dưỡng hệ thống


2. Kiểm tra chi tiết:

– Kiểm tra các nguồn điện (Biến áp – EVN, ..).
– Kiểm tra tủ điện phân phối tổng và các thiết bị trong tủ.
– Kiểm tra các tủ điện phân phối, đèn báo, thiết bị chỉ thị… trên các tủ điện.
– Kiểm tra hệ thống đèn chiếu sáng.
– Kiểm tra tải tiêu thụ của các thiết bị điện, tính tổng tải và kiểm tra tải đầu ra của MCCB tổng để xác định      tiêu hao.
– Kiểm tra phân phối tải của các pha nhằm điều chỉnh tải.
– Đo điện áp vào và ra của các tủ điện, kết hợp đo thứ tự pha.
– Kiểm tra đường cáp động lực cấp cho phòng server.
Quy trình bảo trì bảo dưỡng hệ thống

3. Ghi nhận các thông số:

– Ghi nhận nhật ký vận hành từ khách hàng.
– Ghi lại giá trị điện áp đầu vào.
– Ghi lại giá trị điện áp đầu ra.
– Ghi lại giá trị dòng điện các pha đầu vào/ra tải.
– Ghi lại công suất từng pha.
– Ghi lại hệ số công suất.
– Ghi lại tần số.
– Ghi nhận lại các thông số điện quan trọng để theo dõi.
– Lập danh sách các sự cố cần giải quyết (nếu có).
Quy trình bảo trì bảo dưỡng hệ thống

4. Thực hiện công việc bảo trì, bảo dưỡng:

– Vệ sinh tủ điện, thiết bị điện (nếu có).
– Hiệu chỉnh các đồng hồ đo điện (nếu có).
– Sửa chữa thiết bị (nếu có).
– Thay thế thiết bị (nếu có).
Quy trình bảo trì bảo dưỡng hệ thống

a)  Nguyên nhân

Hiện nay, sự rò rỉ, chập điện là nguyên nhân gây cháy nổ hàng đầu ở nước ta. Qua quá trình hoạt động trong lĩnh vực chúng tôi đúc kết được một số nguyên nhân gây nên sự cố rò rỉ, chập điện như sau:
-       Mạch điện chập chờn do đấu nối không kỹ, Băng keo cách điện không tốt, Quá tải trên đường dây. Dây mang tải là dây dẫn kém chất lượng.
-       Thiết bị bảo vệ xuống cấp.
-      Do côn trùng phá hoại.
     Busway được sử dụng rộng rãi và là thành phần không thể thiếu trong hệ thống điện của nhà máy, đặc biệt là các cao ốc. Busway càng khẳng định rõ hơn về chất lượng, độ an toàn mà sản phẩm này mang lại, điều này thật sự hiệu hiệu quả và tối ưu nhất khi ta có một kế hoạch lắp đặt, vận hành đúng kỹ thuật và bảo dưỡng đúng quy trình. 

 Dịch vụ bảo trì:

- Xác định thời gian vận hành và chiều dài của hệ thống Busway để đưa ra phương án bảo dưỡng phù hợp.
- Thực hiện phương pháp bảo trì hiệu quả:
  • Thực hiện việc kiểm tra nhiệt độ (scan nhiệt) thanh Busway và đặc biệt tại các khớp nối, các Flugin box trong tình trạng Busway đang mang tải.
  • Phân tích kết quả scan nhiệt để đưa ra kế hoạch bảo trì cụ thể cho từng vị trí.
  • Tiến hành cắt điện, siết lực lại tại các khớp nối và các Flugin box theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
  • Vệ sinh thanh Busway, các khớp nối và các Flugin box bằng máy hút bụi và dung dịch chuyên dụng.
  • Đóng điện và scan nhiệt lại rồi so sánh với kết quả scan nhiệt lúc chưa bảo trì và xuất báo cáo kết quả bảo trì.
Note: Nên thực hiện việc bảo trì 1 lần trên 1 năm vận hành.

b)  Phương hướng bảo trì và cách giải quyết :

-      Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện, dây dẫn các mạch đấu nối.
-      Kiểm tra tải trên từng đường dây dẫn khi mang tải, đúng với yêu cầu về tải trên từng đường dây.
-       Cân bằng hệ thống phase trên hệ thống điện 3 phase.
-       Thay thế những đoạn dây kém chất lượng hay những đoạn dây do côn trùng cắn phá.
-       Thường xuyên kiểm tra tải của các thiết bị đóng ngắt.
-       Thay thế và chỉnh sửa các thiết bị điện trong từng khu vực.
-       Thay thế các thiết bị (CB, MCB, MCCB), đấu nối không đúng quy cách vào mạng điện.

c)  Phương án khắc phục sự cố cháy nổ điện, đưa nguồn điện sử dụng an toàn trong thời gian làm việc của chung cư, cao ốc văn phòng :

-     Cách ly khu vực chập điện.
-       Đưa các thiết bị khác hoạt động lại bình thường.
-       Phân tích nguyên nhân và đưa ra hướng giải quyết tốt nhất.
-       Thay thế và đưa thiết bị hoạt động lại bình thường.
-       Phân tích nguyên nhân và yêu cầu kiểm tra toàn bộ hệ thống. (Thường lỗi này xuất hiện ở thao tác đấu nối không đúng kỹ thuật của các thợ mới vào nghề.)


Cần tư vấn sửa chữa bảo trì nhà xưởng  quý khách hàng đừng ngần ngại gọi cho chúng tôi qua số hotline :028 6922 1212 để được tư vấn cụ thể nhất hoặc liên hệ tại đây
Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách.

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2018